Hiện nay , người nước ngoài  nhập cảnh vào Việt Nam càng nhiều, tùy vào quốc tịch và lí do nhập c ảnh mà người nước ngoài sẽ được cấp loại visa Việt Nam tương ứng. Trong bài viết này HPVISA PENGYOU sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng hợp về các loại visa Việt Nam hiện nay dành cho người nước ngoài 

Visa Việt Nam được phân loại theo từng mục đích nhập cảnh.

Theo quy định mới của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14 được ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, có 27 loại visa Việt Nam, được phân loại dựa vào mục đích nhập cảnh hoặc phân loại dựa vào thời hạn và số lần nhập cảnh, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…

I. Phân loại theo mục đích nhập cảnh

Có 6 loại mục đích nhập cảnh phổ biến nhất:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân TT
  • Visa điện tử (EV)

Các loại visa Việt Nam khác bao gồm:

Loại visaMô tảHiệu lực
LV1-LV2Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương.Tối đa 12 tháng
NG1 – NG4Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.Tối đa 12 tháng
DN1 – DN2Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt NamTối đa 12 tháng
ĐT1 – ĐT4Cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tại Việt NamTối đa 5 năm
LSCấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt NamTối đa 5 năm
NN1 – NN2Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoài tại Việt Nam.Tối đa 12 tháng
NN3Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt NamTối đa 12 tháng
HNCấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt NamTối đa 3 tháng
DHCấp cho người vào học tập, thực tậpTối đa 12 tháng
PV1Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt NamTối đa 12 tháng
PV2Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc ngắn hạn tại Việt NamTối đa 12 tháng
DLCấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịchTối đa 3 tháng
LĐ1 – LĐ2Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt NamTối đa 2 năm
TTCấp cho người nước ngoài là vợ chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp visa kí hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, hoặc người nước ngoài là thân nhân (cha, me, vợ, chồng, con) của công dân Việt NamTối đa 12 tháng
VRCấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khácTối đa 6 tháng

Các loại visa Việt Nam phổ biến nhất bao gồm:

1. Visa du lịch

Visa du lịch mang ký hiệu DL, được cấp cho người nước ngoài với mục đích đến để du lịch.

Tuỳ theo thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh visa du lịch được chia thành:

  • Visa 30 ngày 1 lần nhập cảnh hoặc visa 30 ngày nhiều lần nhập cảnh
  • Visa 90 ngày 1 lần nhập cảnh hoặc visa 90 ngày nhiều lần nhập cảnh

Thời gian lưu trú tối đa cho visa du lịch là 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

Hai phương thức xin visa du lịch phổ biến:

  • E-visa Việt Nam: đây là lựa chọn đơn giản và nhanh chóng nhất, áp dụng cho hầu hết các công dân của các quốc gia. Du khách có thể nộp hồ sơ trực tuyến và nhận visa qua email.
  • Visa nhập cảnh tại sân bay (VOA): phương thức này phù hợp cho những du khách cần visa gấp. Du khách có thể nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí khi đến các sân bay quốc tế tại Việt Nam.

Thời hạn lưu trú tối đa cho visa du lịch là 90 ngày.

2. Visa công tác

Loại visa phổ biến thứ hai là visa công tác – visa doanh nghiệp, hay visa thương mại. Theo luật mới, loại visa này được phân thành 2 loại nhỏ, bao gồm:

  • visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • visa DN2 -cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,t hực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cũng giống như visa du lịch, visa công tác Việt Nam được chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần, và
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần

Hiện nay bạn có 2 cách để xin visa công tác vào Việt Nam, bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không, và có mong muốn gia hạn visa khi đang lưu trú tại Việt Nam, hoặc chuyển đổi sang visa lao động để xin giấy phép lao động.
  • Xin e-visa Việt Nam. Loại visa này không thể gia hạn khi đang ở Việt Nam.

3. Visa lao động

Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ1 và LĐ2, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 2 năm.

  • Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giáy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Lưu ý: bạn cần phải có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động để xin visa lao động. Nếu bạn không có hai giấy phép kể trên thì không thể xin visa lao động. Bạn nên xin visa thương mại trước, sau đó khi có giấy phép lao động rồi, bạn mới xin được visa lao động.

Khi xin visa làm việc tại Việt nam, bạn sẽ phải thanh toán 2 loại phí cơ bản, đó là phí xin công văn chấp thuận thị thực và phí dán tem tại Đại sứ quán hoặc sân bay Việt Nam.

Thời hạn lưu trú tối đa cho visa lao động là 2 năm.

4. Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)

Visa cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm 4 loại và được phân loại dựa trên giá trị vốn góp của nhà đầu tư vào Việt Nam.

  • Visa ĐT1: cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
  • Visa ĐT2: cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
  • Visa ĐT3: cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 3 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
  • Visa ĐT4: cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 3 tỷ đồng.

Tùy theo ký hiệu thị thực tại Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ có khoảng thời gian lưu trú tối đa khác nhau:

  • Visa ký hiệu ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 5 năm
  • Visa ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 3 năm
  • Visa ký hiệu ĐT4 có thời hạn không quá 1 năm

5. Visa thăm thân

Visa thăm thân dành cho người nước ngoài tại Việt Nam gồm có 2 loại khác nhau tuỳ vào thời hạn lưu trú:

  • Visa TT: cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. Thời hạn lưu trú tối đa cho visa thăm thân mang ký hiệu TT là 1 năm.
  • Visa VR: cấp cho người nước ngoài vào thăm người thân hoặc với mục đích khác. Thời hạn lưu trú tối đa cho visa thăm thân mang ký hiệu VR là 180 ngày.

6. Visa điện tử

E-visa là viết tắt của từ electronic visa, có nghĩa là thị thực điện tử. Visa điện tử Việt Nam hay e-visa Việt Nam do Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam cấp từ tháng 2 năm 2017, có thời hạn tối đa 30 ngày và người có visa điện tử có thể nhập cảnh Việt Nam qua 1 trong 33 cửa khẩu quy định.

Bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục xin e-visa Việt Nam tại nhà mà không cần đến bất cứ cơ quan thẩm quyền nào.

Trước đây Việt Nam chỉ áp dụng thị thực điện tử cho hơn 80 quốc gia. Nhưng theo Nghị quyết mới số 127/NQ-CP, bắt đầu từ ngày 15/8/2023 công dân tất cả 257 vùng quốc gia và vùng lãnh thổ có thể làm thủ tục xin visa điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam. Ngoài ra, nghị quyết mới cũng nâng thời hạn lưu trú của visa điện tử từ 1 đến tối đa 3 tháng, đồng thời visa được cấp phát có giá trị một lần hoặc nhiều lần, tùy vào mục đích xin thị thực của công dân.

II. Phân loại theo thời hạn và số lần nhập cảnh

Dựa theo thời hạn và số lần nhập cảnh, các loại visa ở Việt Nam được phân loại như sau:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần

Sự khác nhau cơ bản giữa visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi visa (thị thực) nhập cảnh một lần chỉ cho du khách vào Việt Nam một lần duy nhất. Một khi rời khỏi Việt nam, thì du khách cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh vào Việt Nam. Còn visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách tự do ra vào Việt Nam trong thời hạn visa.

III. Đối với trường hợp miễn visa Việt Nam

Công dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Belarus sẽ có thời hạn lưu trú ở Việt Nam gấp 3 lần so với trước, từ 15 ngày lên 45 ngày. Đây là những quốc gia có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam, việc gia hạn thêm thời gian lưu trú sẽ giúp kích cầu nền kinh tế nước nhà, đặc biệt đối với ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ liên quan.

IV. Câu hỏi thường gặp về visa Việt Nam

Có bao nhiêu loại visa cho người nước ngoài tại Việt Nam?

Tại Việt Nam có tổng cộng 27 loại visa tương ứng với mục đích nhập cảnh của công dân nước ngoài: visa công tác, visa đầu tư, visa thăm thân, visa du lịch,…

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

Người lao động nước ngoài muốn xin giấy phép lao động tại Việt Nam phải có đủ giấy tờ nhập cảnh như hộ chiếu, thị thực hoặc các văn bằng khác như thẻ tạm trú, thường trú cho người nước ngoài, hợp đồng lao động, phiếu lý lịch tư pháp,… người thực hiện phải có kinh nghiệm làm việc thực tế với cơ quan có thẩm quyền để tiết kiệm thời gian và công sức.

Lệ phí xin visa điện tử là bao nhiêu?
Lệ phí xin visa điện tử nhập cảnh Việt Nam là 25 USD/người. Loại phí này không được hoàn trả nếu đơn đăng ký của bạn bị từ chối hoặc trên thị thực của bạn có thông tin sai sót do bạn cung cấp trong biểu mẫu đăng ký.

HPVISA PENGYOU vừa chia sẻ thông tin về các loại visa Việt Nam cho người nước ngoài cũng như chính sách thị thực Việt Nam. Mong rằng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 0905 910 815, đội ngũ tư vấn của HPVISA PENGYOU sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn.

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required